Thực trạng…
Học sinh Việt Nam hay viết từ mới kiểu: “cold: lạnh”, nhưng cách học này tương đối “nguy hại” khi bạn muốn sử dụng tiếng Anh lâu dài.
Lý do là từ vựng thường biến đổi nghĩa khi đi kèm với những từ xung quanh. Ví dụ:
– My food is cold
– A cold color
– He was cold towards us
– The Cold War
– He quits cold turkey
Và có lẽ cũng sẽ hoang mang khi nghe ai đó nói: I have a cold.
***
Một ví dụ khác: Trong bức tranh dưới đây, bạn sẽ thấy một ví dụ rất hài hước về cách dùng cụm từ “break down”!
Cùng phân tích từ “Break Down” nào!
Trong tiếng Anh, “break down” có nhiều nghĩa khác nhau, và bức tranh này diễn tả rất hài hước cả 3 cách dùng đó! Hãy cùng học nhé!
- Break down (động từ): Khi một thứ gì đó ngừng hoạt động. Ví dụ: “My car broke down.” (Xe tôi bị hỏng)
- Break down (động từ): Phân tích hoặc chia nhỏ vấn đề. Ví dụ: “Let’s break it down.” (Cùng phân tích nhé)
- Mental breakdown (danh từ): Khi bị suy sụp tinh thần, căng thẳng nặng. Ví dụ: “I’m having a mental breakdown!” (Tôi đang bị khủng hoảng tinh thần!)
Bạn thấy không, chỉ một cụm từ mà có thể có nhiều nghĩa khác nhau! Nắm vững những cách sử dụng này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp tiếng Anh.
Cách học từ mới đúng
Từ 2 ví dụ trên bạn có thể thấy: cách học “ghi lại từ vựng” không đạt hiệu quả cao và hầu hết người học theo cách này sẽ lúng túng khi tiếp xúc với từ khóa trong thực tế nghe – đọc.
Do đó, trong lớp nghe tiếng Anh, mình luôn yêu cầu người học gắn liền từ vựng với bối cảnh cụ thể – có nghĩa là khi nhớ về từ vựng, bạn phải nhớ cả các từ đứng xung quanh nó và lớp nghĩa. Cái này gọi là “nghĩa từ vựng trong bối cảnh” (word meaning in context) – khiến những người đọc sách nhiều hoặc nghe nhiều cảm nhận ngữ nghĩa tốt hơn nhiều so với những người chỉ học từ vựng theo kiểu “1000 từ vựng thường gặp”…
Đồng thời, việc “cày” transcript một cách chăm chỉ cũng giúp bạn rất nhiều trong việc học từ vựng tiếng Anh khi nghe.
Tác giả: Thầy Quang Nguyễn