Ngồi cạnh thằng cu Seal đang học lớp nghe, thấy nó làm bài, mình hốt hoảng… “Ơ, sao lại bật sub lên nghe như thế này?”
Thằng bé bảo: con kiểm tra chỗ con nghe không được.
Mình bảo: Không được, nếu nghe không được, con phải nghe lại vài lần, đến lúc chắc chắn rằng không thể “decode” được, thì con “scroll” xuống dưới, xem “transcript”.
Sau khi xem transcript, con “scroll” ngược lại lên trên, nghe lại đoạn đó xem có vỡ được ra không, tại sao con không nghe được, do từ mới, nối âm hay gì.
Sau đó, nếu nghe vẫn không “thủng” thì lặp lại quá trình trên.
***
Vậy nó khác gì với xem “sub”?
Cốt lõi của việc luyện nghe là “decode”, nghe là một kỹ năng có “uncertainty” rất lớn, từ mới, nối âm, accent,… đều có thể là lý do bạn không nghe được.
Nhưng xem sub thì tính “uncertainty” đó nó biến mất, vì “sub” nó là hữu hình, khác với âm thanh là vô hình. Khi nghe có sub, người nghe chỉ cần “đọc” là đã “decode” được rồi, nên não không phải vận động, tập thể dục.
Để luyện nghe, bạn luôn phải “nghe trong hoang mang” thì mới tiến bộ nhanh. Còn vừa nghe vừa đọc sub, thì khả năng đọc sẽ tiến bộ, còn nghe thì vẫn lẽo đẽo đằng sau.
Tác giả: Quang Nguyễn