1. Hiểu cấu trúc quan trọng.
Một bạn học viên nghe câu: “I’m a bit lost”, và hiểu từ “lost” là đánh mất, dẫn tới không hiểu nghĩa của câu. Mình bảo, ngữ pháp quan trọng ở chỗ này, nếu nói “my bike is lost” – thì lost nghĩa là bị mất. Còn “I’m (a bit) lost” thì “lost” ở đây đóng vai trò tính từ, có nghĩa là “bị lạc”.
Khi học nghe, cần phải học cả cụm “I’m/he’s/she’s/they’re lost” có nghĩa là ai đó bị lạc. Lần sau nghe cái là nhận diện được luôn, không phải phân tích. Và cùng là “lost” nhưng cái “lost” ở trên khác với “lost and found”.
2. Biết được cách diễn đạt quan trọng
Nghe đến đoạn, “if you’re more into fast-food”, nhiều bạn trong lớp không nghe được ra. Lý do là các bạn không biết cấu trúc, “to be into something” có nghĩa là thích cái gì.
Đơn giản là không biết được thì nghe không ra. Mà có họa may nghe ra (vì phát âm tốt) cũng khó mà luận ra được nghĩa.
3. Intonation là quan trọng
Bài nghe có 1 câu, mình hỏi một bạn (chưa học phát âm), câu này nghĩa là gì? Bạn ấy trả lời: Em nghe thấy “big building”, “student union” và “shop” => đúng là học viên lớp nghe có khác, bắt từ khóa rất ổn.
Mình hỏi tiếp: quan trọng là nghĩa là gì.
Bạn ấy giải thích sai.
Mình hỏi 1 bạn khác (đã học phát âm tại MoonESL), câu đó nghĩa là gì? Bạn ấy trả lời được: “đó là câu hỏi, nghĩa là cái nhà đó nằm ở giữa Student Union và Shop phải không?”
Học phát âm rất có lợi, đó là khi bạn nghe “intonation” câu: is that the big building between the student union and the shop?, bạn sẽ “cảm nhận” được ngay lập tức đây là câu hỏi do cái “intonation” của nó. Nhờ vậy phán đoán được nghĩa của câu.
Cần nhớ, biết được đây là câu hỏi, kia là câu kể đóng vai trò rất quan trọng trong nghe.
4. Cảm nhận âm quan trọng
Trong bài hôm nay có 1 từ mới: “pastry” (bánh ngọt), mình biết nó là từ mới và rất ít bạn biết. Mình hỏi các bạn:
– Nguyên âm là gì?
– Âm ‘ei’ thầy ạ
– Sau âm ‘ei’ có phụ âm gì không?
– Có âm /s/ thầy ạ
– Phát âm thế nào?
– ‘peis-try’ thầy ạ
– Các bạn có biết nghĩa là gì không?
– (Seal) trả lời: bánh ngọt bố ạ.
– (các bạn khác) em không biết từ này ạ
Mình mở transcript cho các bạn xem từ “pastry”, và khen các bạn (đã học phát âm):
– Nghe được âm chính xác như các em là một lợi thế rất lớn khi luyện nghe. Đôi khi, đơn giản là em cần biết đây là 1 từ mới, vậy là đủ. Sau đó, dựa vào bối cảnh để suy đoán nghĩa. Quan trọng là sau hôm nay, ai cũng sẽ nhớ từ “pastry” này.
**
Đấy, mình đã kết thúc buổi COACH cuối cùng của lớp luyện nghe sâu như thế đấy – bài nghe IELTS hướng dẫn cách chỉ đường.
Mình đã hướng dẫn các bạn ấy “tips” để nghe được 9.0 IELTS, đó là:
– Nếu các bạn nghe hiểu được, thì chẳng cần tips gì hết.
Chúc các bạn thành công, và hẹn gặp lại các bạn lớp nghe trong thời gian ngắn nhất!
Thầy Quang Nguyen