Phong sát không có từ tương ứng trong tiếng Anh, để thể hiện nghĩa “phong sát” người ta có thể dùng một vài cách diễn đạt.
Phong sát là gì? Phong – có nghĩa là phong tỏa (block), sát là “chết”. “Phong sát” hiểu nôm na là “anh “block” chú cho “chết” luôn”. Mà “anh” ở đây là nhà nước, còn “chú” là nghệ sĩ.
Ở Trung Quốc, có mấy em bị “phong sát” là em Trịnh Sảng, – tên tiếng Anh là Zheng Shuang (/ʒəŋ ʃwɑŋ/) – vì tội ruồng rẫy mấy đứa con nhờ đẻ thuê (surrogate children).
Từ “surrogate” phát âm là /ˈsʌrəɡət/ (sơ-rờ-gựt chứ hỏng phải sờ-râu-gết đâu nhé), từ này có nghĩa tính từ và danh từ. Nghĩa của nó đại loại là “thay thế” hay “làm hộ”.
Tính từ thì nói ở trên rồi (surrogate children – con nhờ đẻ thuê), còn danh từ thì như kiểu mình không muốn đẻ nhờ 1 đứa đẻ hộ thì người đẻ hộ gọi là “sơ-rờ-gựt”. Xì căng đan đẻ thuê gọi là “surrogate scandal”, vì vụ này mà Trịnh Sảng bị “phong sát”, tiêu tan cả sự nghiệp.
Còn em Triệu Vi – tên tiếng Anh là Zhao Wei (chữ Zh đại diện cho âm chữ “s” trong “pleaSure” – ai học phát âm chắc biết, tên thường gọi là Vicki Zhao) – hiện cũng bị phong sát. Em này là một quyền lực ở showbiz xứ Đồ Sứ (China có nghĩa là đồ sứ mọi người ạ, nên China mình gọi là nước “Đồ Sứ” cho trong sáng tiếng Anh nhé).
Tóm lại PHONG SÁT tiếng Anh là gì?
Tất nhiên nó không phải là “block to death” rồi, thế thì còn nói làm gì nữa, phỏng? “Phong sát” là một khái niệm của nước Đồ Sứ, vì ở các xứ giãy chết văn minh, cái gì cũng ra tòa hết, chứ không phải nói chém là chém, bảo giết là giết. Ở mấy xứ tư bản ấy, tử tù cũng có quyền viết sách, mà chả chính phủ nào cấm được. Vì sao? Vì nó là quyền cơ bản của con người: quyền được thể hiện, quyền tự do biểu đạt ý tưởng.
Cho nên, tìm mỏi mắt cũng không có khái niệm “phong sát” trong tiếng Anh.
Nhưng Đồ Sứ là 1 nước lớn có nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới, mà cái sự “block to death” đó nó diễn ra thì báo chí cũng phải lên tiếng chứ. Cho nên, họ dùng một số từ như sau để “dịch” từ “phong sát” của xứ sở China.
1. Phong sát là “get blacklisted”
Từ này có nghĩa là bị đưa vào danh sách đen. Với phong cách cầm quyền của Đồ Sứ, bị “blacklisted” là coi như sự nghiệp đi tong.
Vicki Zhao got blacklisted by China – Triệu Vi bị “phong sát” (bởi Đồ Sứ).
Cách nói này mang tính chất hàm ý, không thể hiện ý tưởng là sẽ không được xuất hiện trước công chúng nữa.
2. Phong sát còn có cách nói khác là “got canceled”
Từ này cũng có nghĩa tương tự:
Zheng Shuang just got canceled in mainland China – Trịnh Sảng vừa bị “phong sát” ở xứ sở Đồ Sứ.
Câu trên có nghĩa là các chương trình của em Sảng đều bị “canceled”, cũng là 1 nghĩa khác của “phong sát”.
3. Hoặc đơn giản, “phong sát” là “banned”
Vicki Zhao are banned on all social media in China – Em Vy bị cấm trên tất cả nền tảng xã hội ở Trung Quốc (em Vy bị “phong sát”).
Khi bị phong sát, các hình ảnh và tên tuổi của em sẽ biến mất trên toàn bộ mạng xã hội, các bộ phim mà em đóng đã từng làm nức lòng bao trai trẻ cũng “bốc hơi”:
Her name and drammas are wiped clean from Chinese’s websites.
Các tin tức của em post lên mạng xã hội bị kiểm duyệt (bị xóa):
Her social media is censored.
Nói qua một chút về tiếng Anh để bạn thấy độ tàn khốc của “block to death” nó là như thế nào.
Tác giả: Quang Nguyen