Nghe bao nhiêu là đủ?
Nếu bạn nghe CHỦ ĐỘNG đúng phương pháp, đúng tài liệu, đúng cường độ liên tục mất từ 200-500 giờ là có thể nghe được.
Còn nếu bạn nghe thụ động thì 5000+ giờ.
200-500 giờ nghĩa là thế nào?
Trung bình để có thể giao tiếp cơ bản là 400 giờ. Có nghĩa nếu bạn tiếp xúc tiếng Anh 8 tiếng mỗi ngày, bạn cần khoảng 50 ngày (2 tháng) để bắt đầu nghe hiểu và giao tiếp.
Điều này đúng với con trai mình khi sang Mỹ, cháu mất 2 tháng để bắt đầu giao tiếp được.
Nếu bạn luyện tập 1h mỗi ngày thì mất khoảng 1.5 năm để đi từ zero đến nghe và giao tiếp tạm được.
5000+ giờ nghĩa là thế nào?
Nếu ở trình độ căn bản, nhưng bạn cố nghe rộng (nghe phim, cnn…), sai phương pháp… thì bạn nghe bao lâu vẫn không hiểu.
Mỗi ngày nên nghe bao lâu
Để chạy đường dài, mỗi ngày bạn nên nghe từ 30-45′, đều đặn, không nghỉ.
Làm thế nào để đảm bảo là mình sẽ tiến bộ khi nghe?
Hình thành thói quen luyện nghe tiếng Anh ít nhất 30′ mỗi ngày, và yêu thích việc đó.
Đây là điều kiện cần và đủ DUY NHẤT để nghe giỏi.
Cách nghe hiệu quả nhất là gì?
Nghe qua giao tiếp, nghe trong công việc và cuộc sống.
Nhưng trừ khi bạn sống ở nước ngoài, hoặc làm việc trong tổ chức quốc tế, rất đảm bảo vừa nghe hiệu quả, vừa nghe đủ thời lượng.
Tốt nhất là nên kết hợp.
Thế nào là tài liệu nghe phù hợp
Là tài liệu bạn có thể hiểu 60-80% chủ đề, ý chính, ý phụ sau lần nghe đầu tiên.
Nghe tài liệu dễ quá sẽ không tiến bộ, nghe tài liệu khó quá sẽ không hiểu gì và dễ nản. Tài liệu phù hợp là tài liệu có tính “challenging” – bạn phải “cố” một chút mới hiểu hết được.
Làm thế nào để có thể kiên trì khi luyện nghe
Chọn tài liệu thỏa mãn các tiêu chí:
- Phù hợp với trình độ
- Phù hợp với mục tiêu (dạy con, đi làm, định cư…)
- Phù hợp với sở thích
Các phương pháp luyện nghe cơ bản là gì?
Nếu nghe chưa tốt (nghe IELTS 6.0 trở xuống), tốt nhất là nên nghe sâu.
Nghe sâu là nghe 1 đoạn bài ngắn (1-2 phút) và phân tích tất cả các khía cạnh của bài đó (từ mới, phát âm, cụm thường gặp, ngữ pháp…). Yêu cầu là mỗi bài phải nghe đến lúc không còn chỗ nào không hiểu thì thôi.
Nên nghe rộng càng sớm càng tốt, khi cảm thấy mình có thể nghe hiểu mà không cần đọc transcript.
Nghe rộng là nghe các bài dài, nhiều thông tin. Mục tiêu là để tiếp xúc thật nhiều với từ vựng, ngữ pháp, phát âm… trong rất nhiều bối cảnh. Thông thường, để đạt được mục tiêu nghe 30-45′ mỗi ngày, bạn cần phải nghe rộng.
Hãy giao tiếp tiếng Anh bất kỳ khi nào có cơ hội. Đây là cách nghe hiệu quả nhất.
Lưu ý: Áp dụng cả 3 chiến lược nghe ở trên để được hiệu quả cao nhất.
Nên nghe thụ động hay nghe chủ động
Nghe chủ động giúp bạn tiến bộ nhanh. Nghe thụ động giúp bạn tăng thời gian tiếp xúc với tiếng Anh. Nên kết hợp cả 2.
Làm thế nào để tìm được nguồn nghe phù hợp?
Search google: nguồn luyện nghe MoonESL.
Khi tham gia khóa nghe, làm thế nào nếu bài nghe quá dễ hoặc quá khó?
“One size doesn’t fit all” – bài nghe CHẮC CHẮN sẽ quá dễ hoặc quá khó với bạn. Làm theo yêu cầu của bài để đảm bảo bạn nắm được phương pháp luyện nghe, kết hợp với việc nghe bài PHÙ HỢP VỚI TRÌNH ĐỘ CỦA MÌNH, đảm bảo nghe đủ 30-45′ mỗi ngày.
Nếu bài nghe quá dễ, bạn cần làm bài để học phương pháp. Sau đó, lựa chọn bài nghe phù hợp để đảm bảo nghe đủ 30′ mỗi ngày (có thể tham gia “cộng đồng luyện nghe MoonESL” hoặc tự tìm tài liệu phù hợp)
Nếu bài nghe quá khó, bạn LÀM THEO ĐÚNG HƯỚNG DẪN và nộp bài, sau đó có thể nghe thêm bài đó để nắm tường tận. Đợi có transcript thì tìm hiểu tại sao mình nghe không được.
Yêu cầu đối với bài nghe sâu: Khi đã nghe sâu 1 bài, bạn phải nắm được TẤT CẢ CÁC KHÍA CẠNH CỦA BÀI NGHE, bao gồm:
- Phát âm của những từ/cụm từ bạn phát âm sai
- Những chỗ bạn nghe sai, và tại sao bạn đã nghe sai.
- Nghe lại bài mà không gặp khó khăn gì
- Toàn bộ từ mới MEANINGFUL (những từ mới thường gặp, bạn có thể sử dụng trong thực tế)
- Cấu trúc ngữ pháp.
Nếu bài nghe quá khó (nhiều từ mới, cấu trúc ngữ pháp…) thì bạn có thể LÀM ĐI LÀM LẠI 1 BÀI TRONG PHẠM VI TUẦN HỌC. Ví dụ, khi đến bài nghe mới, bạn vẫn tiếp tục nộp bài tập của bài cũ trong tuần với cùng yêu cầu.
Khi học nghe sâu, quan trọng nhất là (1) NẮM ĐƯỢC PHƯƠNG PHÁP HỌC CỦA TỪNG TUẦN, và (2) NẮM ĐƯỢC 100% BÀI NGHE, PHÁT ÂM, TỪ VỰNG, NGỮ PHÁP CỦA 1 BÀI. Nghe 1 bài mà chắc còn hơn nghe 2 bài mà không nắm được gì nhiều lắm.
Các phương pháp luyện nghe trong khóa phương pháp luyện nghe toàn diện có áp dụng được với IELTS, TOEFL, TOEIC?
Không!
Các phương pháp luyện nghe trong khóa học là nhằm TĂNG KHẢ NĂNG NGHE, VỐN TỪ VỰNG, PHÁT ÂM… của bạn.
Còn các bài thi đều có FORMAT riêng. Tất nhiên là nếu nghe giỏi thì bạn nghe cái gì cũng dễ, nhưng khi đi thi, bạn vẫn phải mất thời gian làm quen với dạng bài thi.
Nếu định thi IELTS, hãy tham gia khóa luyện nghe. Sau đó, bạn dành 1-2 tháng để làm quen với dạng bài, tìm ra chiến lược phù hợp để “đối phó” với từng dạng bài thi.
Còn lớp phương pháp luyện nghe sâu (IELTS Prep) thì sao?
Khóa phương pháp luyện nghe sâu có 8 tuần đầu giúp bạn làm chủ các kỹ năng nghe sâu.
8 tuần tiếp theo là luyện tập các kỹ năng đó trên cơ sở bài thi IELTS, do đó, bạn sẽ được hướng dẫn các CHIẾN LƯỢC làm bài thi IELTS và LÀM CHỦ CÁC KỸ NĂNG LUYỆN NGHE.
Khóa học có hạn chế là không hướng dẫn các phương pháp luyện nghe rộng (nghe phim, youtube, ted talk…)
Bài test