Mùa hè này, mình mở một lớp dạy riêng cho các bạn nhỏ trong độ tuổi cấp 2, bạn bé nhất bằng tuổi con trai mình (2011). Càng dạy mình càng thấy rõ ràng, trẻ nên học phát âm từ lớp 6. Rõ ràng là phát âm cần được chính thức đưa vào nhà trường, để mọi học sinh đều được hưởng lợi từ đây Học phát âm đầy đủ & đúng cách giúp trẻ nói dễ hiểu, sau này có thể tự tin giao tiếp với mọi người trên thế giới. Học phát âm không phải là học cách đọc chuẩn từng từ như mọi người nghĩ, mà là học cách ứng dụng các kỹ năng phát âm (đơn giản nhất là âm, trọng âm, nhịp điệu) để nói tiếng Anh ai cũng hiểu. 2. Seal đi thu âm, cô hướng dẫn phòng thu nói sai nhưng Seal chỉ cảm thấy không chuẩn nhưng không biết lý lẽ để sửa cho cô. Mẹ bảo, nếu con học về phát âm, con đã có thể tự tin chỉ ra điểm sai của cô để bảo vệ quan điểm của con. Năm nay, Seal nhất định sẽ học phát âm, mặc dù Seal nói tiếng Anh tốt lắm rồi.
1. Tại sao học phát âm có lợi?
2. Học phát âm khác gì với Phonics?
Chia sẻ ngoài lề
Trẻ con thì có phải học phát âm không?
Nhiều phụ huynh cho rằng, học đánh vần (phonics) là đủ giúp con nói tốt, không cần học phát âm.
Mình xin trả lời: điều này không đúng.
Học đánh vần là học đọc.
Tức là khi nhìn thấy mặt chữ, con kết nối được chữ (letter) với âm (sound), để giúp cho việc đọc dễ dàng hơn. Phonics thường được dạy trẻ bản xứ mẫu giáo & cấp 1. Qua sự lặp lại nhiều lần, các bạn ấy có thể nhìn vào mặt chữ & đọc từ tương đối chính xác.
Thứ nhất, tiếng Anh không giống như tiếng Việt, không có cách đánh vần 100% đúng.
Ví dụ: through – tough – thought – though – thorough
Đều có thành phần “ough” nhưng đều được đọc theo những âm khác nhau.
Thứ hai, với trẻ không phải người bản xứ, khi học phonics, có những âm KHÔNG tồn tại trong ngôn ngữ mẹ đẻ sẽ gây khó khăn cho trẻ.
Dù một số chương trình phonics, người dạy tích hợp có thể hướng dẫn qua phần phát âm này nhưng e rằng thời lượng chương trình không cho phép đi đủ kỹ để mọi đứa trẻ đều hiểu được sự khác biệt về âm này & làm đúng.
Thứ ba, phonics là dạy đọc từng từ. Còn phát âm là sự kết hợp các yếu tố để nói rõ, kể cả khi bạn nói nhanh.
Các bạn học phonics, khi đọc sẽ đọc rõ từng từ, sau này nói cũng dễ bị xu hướng như vậy. Nói rõ từng từ không xấu, nhưng nó khiến tiếng Anh nghe thiếu tự nhiên, không nói nhanh được, người nghe phải chờ đợi bạn đọc rõ từng từ, thực sự không hiệu quả trong giao tiếp.
Thứ tư, phonics không giúp trẻ nghe tiếng Anh thực tế tốt như học phát âm.
Khi nghe tiếng Anh thực tế, bạn sẽ thấy người ta không bao giờ “rặn” ra từng từ. Thói quen đọc rõ, nói rõ từng từ sẽ quay lại làm hại con bạn khi nghe. Học phát âm sẽ giúp con hiểu rằng người bản xứ dùng nối/giảm âm như ăn cơm bữa. Việc hiểu cách nói của họ khiến con nghe tốt hơn rất nhiều. Nhiều người lầm tưởng rằng học về nối âm chẳng khác gì “chưa học bò đã lo học chạy”. Nhưng không phải thế, học nối & giảm âm để phục vụ cho nghe, còn nói thì còn tùy vào khả năng ứng dụng & trình độ từng người.
1. Khi học ở Mỹ, giáo sư mình cũng nói rằng, phonics có rất nhiều hạn chế nhưng thế giới vẫn điên cuồng với nó. Phương pháp Whole language khi dạy đọc hiểu quả hơn nhiều, vì nó gắn liền việc đọc với tình huống, trải nghiệm thực tế của con, qua việc đọc nhiều tài liệu, con dần nắm được cách đọc các từ thông dụng tự nhiên như thế. Quan trọng là việc đọc vui vì liên quan tới nội dung phong phú. Còn việc cố sáng tác bài có các chữ rhyme với nhau để luyện phonics chẳng khác dạy trẻ đọc tiếng Việt mấy câu vô nghĩa nhưng vần vần với nhau.
Tác giả: Moon Nguyễn
Bài viết liên quan
Related Posts
Đang cập nhật
Facebook Comments