Hôm nọ đi ăn chả cá với cả nhà, không biết có phải do cả nhà nói tiếng Anh với nhau không mà lúc mình vừa ăn xong & đứng dậy thì một bạn nhân viên chạy ra hỏi:
– Chị ơi, làm thế nào để giao tiếp tiếng Anh tốt ạ?
Mình đang vội nên chỉ kịp dặn dò em hãy học phát âm trước. Không có nhiều thời gian nên mình chẳng tư vấn được gì nhiều cho bạn ấy, thôi quyết định về nhà viết một bài vì biết đâu những bạn trẻ như vậy cũng sẽ cùng câu hỏi.
Bước 1: Xác định mục đích rõ ràng. Đặt câu hỏi Tại sao?
Để giao tiếp tốt bất kỳ một ngôn ngữ nào, điều quan trọng nhất là bạn phải tự hỏi bản thân mình bạn thực sự muốn trở nên như thế nào? Trong lớp học tiếng Anh của mình, những học sinh đi tới cùng thường là những người có mục đích rõ ràng.
Ngay từ đầu khóa, mình thường sẽ hỏi học viên, tại sao bạn lại muốn học tiếng Anh? Những bạn trả lời học để vui, để biết thêm ngôn ngữ mới thường sẽ không “trụ” được lâu. Họ thường sẽ để những sự kiện trong cuộc sống hàng ngày xô đẩy, không đầu tư thời gian thích đáng cho khóa học.
Nếu muốn giữ được động lực học tiếng Anh (TA) lâu dài, hãy tự hỏi bản thân tại sao bạn lại cần học TA & trả lời thật rõ ràng câu hỏi này.
Chuyện của mình:
Hồi lớp 6 mình học rất kém TA. Cho tới một ngày, mình tự nghĩ là mình muốn giỏi như bạn Q.A (bạn học giỏi nhất lớp môn TA ngày đó). Mình không muốn học kém môn TA như hiện tại (hồi lớp 6 mình học TA làng nhàng lắm). Mình cũng không nhớ tại sao mình tự nhiên muốn như vậy, chỉ nhớ rằng lúc đó mình khát khao điều này lắm lắm. Từ khi có mục tiêu rõ ràng, nhiệm vụ tiếp theo là đi tới hành động.
Bước 2: Lập kế hoạch hành động
Sau khi đã xác định tinh thần, hãy lập kế hoạch. Một trong những vấn đề của người học là khí thế hừng hực khi mới bắt đầu. Mỗi ngày đặt ra vài tiếng ngồi học đủ các kỹ năng: nghe nói đọc viết, để sau vài tuần, thậm chí vài ngày, là mệt nhoài & bỏ cuộc. Đây không phải là cách tiếp cận thông minh.
Vậy bạn cần làm gì?
1. Start small.
Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ, những việc khiến bạn thấy thoải mái khi tiếp cận ngôn ngữ, thay vì bắt đầu kiểu “đao to búa lớn”. Bạn hãy xem bạn muốn sử dụng TA nhiều nhất cho việc gì?
Hãy thử bắt đầu = việc mà bạn thích nhất khi học ngôn ngữ này.
Ví dụ, bạn thích làm bài tập ngữ pháp? Chả sao cả, mua bất kỳ cuốn sách ngữ pháp nào về và làm bài tập.
Nếu bạn thích nghe nhạc TA? Mở nhạc lên nghe.
Nếu bạn thích xem phim TA? Mở Netflix ra xem. Bạn không cần hiểu hết, ít ra đây là bước đầu để chạm chân xuống nước trước khi học bơi.
Còn với mình, những lúc lười, lúc ngại, mình tìm một bài viết = TA bất kỳ trên Google và đọc to lên. Ví dụ, search Google từ khóa “when you don’t want to do anything”.
Điều quan trọng khi bắt đầu là chọn việc nào bạn thấy dễ nhất, đơn giản nhất, kiểu như “no-brainer” nhưng vẫn cho phép bạn có cảm giác mình đã làm được chút việc liên quan tới việc học hoặc thực hành TA.
2. Học phát âm (bắt buộc)
Các nghiên cứu mới nhất gợi ý rằng học phát âm sẽ giúp bạn nói TA rõ ràng hơn. Không chỉ thể, phát âm TA còn cải thiện khả năng nghe của bạn. Dựa trên kinh nghiệm hơn chục năm dạy phát âm cho người Việt trên khắp thế giới, mình có thể khẳng định điều này hoàn toàn đúng. Trước khi học thẳng vào nghe nói, hãy nhớ phát âm là gốc rễ của mọi vấn đề.
Bạn hoàn toàn có thể tự tìm hiểu về phát âm tiếng Anh
3. Song song với học phát âm, hãy luyện nghe.
Riêng về kỹ năng nghe, Moon đã viết rất nhiều bài chi tiết về chủ đề này, từ chính kinh nghiệm xương máu của mình.
Luyện nghe thế nào cho hiệu quả: https://www.facebook.com/photo/?fbid=2731876420289244&set=a.2231620213648203
5 bí quyết luyện nghe cho người mới bắt đầu:
Nguồn luyện nghe đủ trình độ:
4. Luyện nói
Ở Việt Nam, nếu có bạn nước ngoài để giao tiếp hoặc giao tiếp với người nhà (vợ chồng, con cái) thì tuyệt vời. Tiếc là phần đa chúng ta ít có cơ hội đó. Các bạn có thể tham gia vào các group luyện nói tiếng Anh với người nước ngoài hoặc với người Việt (nhóm Viettalk-Speak with Confidence).
Tuy nhiên, nếu không có môi trường giao tiếp thì cũng không nên quá lo lắng. Trong cuốn sách Phương pháp luyện nói tiếng Anh lưu loát, mình đã viết rất kỹ các bài tập bạn có thể tự làm để luyện nói tiếng Anh lưu loát.
️Bạn có thể thực hành tự nói với chính bạn, ghi âm mỗi ngày. Bản ghi âm đầy lên dần trong máy là minh chứng cho việc thực hành chăm chỉ của bạn. Bạn hãy nói về mọi thứ bạn thích. Nói về những thứ quanh bạn như một nhật ký bằng lời. Mỗi ngày một bản, không cần nói nhiều vài chục phút, khi mới bắt đầu, hãy nói khoảng vài chục giây là đủ, rồi tăng dần lên theo thời gian. Khi nói đừng lo lắng mình nói sai vì có ai nghe đâu ngoài bạn. Hãy tự nói với chính bản thân = tiếng Anh như một cách để giải tỏa áp lực cuộc sống. vừa luyện TA vừa xả stress.
️Ngoài ra, để tự tăng cường vốn từ, bạn hãy nói lại nội dung bài nghe. Đây là cách đơn giản, giúp bạn củng cố lại những từ vựng, cách diễn đạt bạn vừa học được qua bài nghe, và cũng không cần phải vắt óc ra nghĩ xem hôm nay mình nói gì.
Túm lại, nhiều bạn cho rằng luyện nói là luyện nói, tách rời với luyện nghe. Nhớ rằng trong giao tiếp, bạn cần nghe hiểu đối tác nói gì, chứ không chỉ nói mỗi về bản thân. Do đó, nghe nói không bao giờ tách rời. Chính xác là phát âm – nghe – nói luôn gắn bó mật thiết chặt chẽ với nhau.
Nếu muốn biết bơi, hãy cởi bỏ phao. Nếu cứ ôm mãi phao không dám nhảy xuống nước, bạn sẽ không bao giờ biết bơi. Hãy bỏ hết những tài liệu ngữ pháp, các nguồn tài liệu bạn tích trữ bấy lâu & bắt tay vào hành động. Chỉ cần bạn muốn, bạn chắc chắn sẽ thành công.
Tác giả: cô Moon Nguyễn