Tiếng Anh (TA), suy cho cùng, là một công cụ để tiếp cận tri thức & giao tiếp trên thế giới. Mục đích học cuối cùng không phải để có điểm IELTS tốt. Nếu bố mẹ cho con học IELTS từ bé để thi lấy điểm IELTS, mình gọi đó là làm “nô lệ” cho tiếng Anh. Phát triển từ vựng + nghe nói giao tiếp cơ bản + thói quen đọc sách Tác giả: Cô Moon Nguyễn Fanpage: MoonESL – phát âm tiếng Anh Khóa học: Phát âm tiếng Anh – nói tự nhiên Khóa học: Phương pháp luyện nghe sâu tiếng Anh
Bố mẹ cần hỗ trợ xây dựng nền tảng giúp con sử dụng tốt các kỹ năng nghe, nói, đọc, & viết để tiếp cận tri thức nhân loại. Mình gọi đó là làm chủ TA. Trong bài viết này, mình đưa ra một lộ trình lý tưởng trong việc định hướng học TA cho con.Giai đoạn tiền tiểu học.
Khi con còn nhỏ (< 2 tuổi): Làm quen với tiếng Anh.
Từ 2 – 5 tuổi: Học thêm từ vựng tiếng Anh & tập nói.
Ghi chú:
Giai đoạn 2: Giai đoạn tiểu học.
Đọc
Nghe
Nói
Viết
Giai đoạn 3: Giai đoạn trung học.
Đọc
Nghe & Phát âm
Viết
Nói
Định hướng học tiếng Anh cho con
Bố mẹ nên dành thời gian cố định trong ngày đọc sách tranh cho con để bé làm quen với sách. Bé xem tranh + nghe giọng đọc của mẹ sẽ giúp kích thích trí não hơn bất kỳ chương trình ti vi nào khác. Mục đích để con làm quen với 1 ngôn ngữ mới & không từ chối tiếng Anh khi lớn lên. Nếu bố mẹ phát âm không chuẩn thì cũng chưa nên lo lắng vì giai đoạn này, bé chỉ mới tập làm quen với ngôn ngữ.
Tuy nhiên, nếu vì phát âm kém mà thiếu tự tin làm việc này, mời bố mẹ đi học một khóa phát âm chuyên sâu ở MoonESL để nâng cấp. Nếu vẫn lo lắng, phụ huynh có thể bật thêm bài hát tiếng Anh trong thời gian này (chứ không phải xem Youtube) để con làm quen với âm thanh của một ngôn ngữ mới.
Giai đoạn này, con có thể tiếp xúc với Youtube, nghe các chương trình tiếng Anh cho trẻ em, giới hạn số giờ xem (tối đa 2 tiếng) vì độ tuổi này xem nhiều tivi không tốt. Ba mẹ vẫn đọc sách tranh cùng con. Để giúp con nghe TA chuẩn, mẹ có thể mua tài khoản Razkids để con học & nghe đọc mẫu luôn. Cá nhân mình thích đọc sách giấy cùng con hơn. Nếu ba mẹ cảm thấy tự tin về phát âm, đọc sách giấy cùng con vẫn là thích hơn cả.
Nhiều phụ huynh cho rằng để con nghe tiếng Anh kiểu vô thức (bật suốt ngày tầm 4-8 tiếng) để con “tắm” tiếng Anh chuẩn, sau này phát âm tốt. Theo mình, cách này hơi cầu kỳ không cần thiết. Thời gian đó, ba mẹ dành đọc sách tranh cùng con, giúp con tăng cường vốn từ trong hoàn cảnh cụ thể. Trong quá trình đọc, ba mẹ và con TƯƠNG TÁC, rất tốt cho phát triển ngôn ngữ.vNgoài đọc sách + Youtube, bố mẹ nên nói chuyện, tương tác với con bằng tiếng Anh trong các tình huống hàng ngày. Để thực sự tự tin đồng hành cùng con, bố mẹ nên tìm cách bồi dưỡng năng lực tiếng Anh của bản thân.
1. Cần nhớ rằng, con sẽ không học cách phát âm chưa chuẩn của bố mẹ nếu con nghe tiếng Anh chuẩn nhiều hơn nghe bố mẹ nói. Nhưng bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn này, là chất xúc tác, tạo môi trường & điều kiện để con không chỉ hấp thụ mà còn đc tương tác bằng tiếng Anh, giúp phát triển khả năng nói của con.
2. Ba mẹ đừng quá lạm dụng tiếng Anh. Con cũng cần học tiếng Việt nên tiếng Anh cần được giới thiệu ở mức vừa phải như một hoạt động gia đình vui vẻ. Tuyệt đối không ép buộc hay ám ảnh quá mức về việc con phải học TA. Đôi khi chỉ là dành thời gian đọc truyện TA (kèm tranh) cho con trước giờ đi ngủ, cùng nhau cắt nghĩa câu chuyện + học từ vựng mới là đủ vui rồi.
Tham khảo cách đọc sách cùng con tại đây: https://moonesl.vn/cach-do%cc%a3c-sach-tieng-anh-cho-con…/
Phát triển kỹ năng Đọc + Nghe + Nói (và làm quen với viết)
Sau vài năm đọc sách TA cùng ba mẹ, giai đoạn vào lớp 1, con đã có vốn từ kha khá trong giao tiếp thông dụng. Bố mẹ có thể tiếp tục mua sách (hoặc tài khoản đọc) & đọc cùng con.
Phonics được giới thiệu ở giai đoạn này, giúp con biết cách đọc từ & hiểu hơn về các âm trong tiếng Anh. Theo mình, nếu không học phonics cũng chẳng sao, con có thể học theo phương pháp Whole language, học từ qua những câu chuyện ý nghĩa & hình thành khả năng đọc.
Ngoài nghe phần đọc trong Razkids hay các chương trình học khác, bố mẹ có thể cho con xem các chương trình Youtube = tiếng Anh khác mà con thích.
Con có thể nói lại nội dung đã đọc, trình bày với bố mẹ hoặc bố mẹ tham gia các hội nhóm trên FB để cùng thi đua, up video của con lên cho có động lực.
Con nên tập viết lại nội dung con đọc, cách này đơn giản vì con không cần nghĩ nhiều. Nếu con thích viết nhật ký hoặc bất kỳ điều gì về trải nghiệm riêng, bố mẹ hãy khuyến khích con. Đừng lo lắng khi con viết sai và đừng cố sửa lỗi chính tả ở giai đoạn này, hãy giúp con tạo niềm yêu thích để viết & bày tỏ quan điểm cá nhân từ khi còn nhỏ. Song hành với việc đọc nhiều hơn, các lỗi chính tả dần sẽ được khắc phục qua thời gian.
Phát triển cả 4 kỹ năng hàn lâm (Nghe-Nói- Đọc- Viết).
Con có thể tự xem video & theo học các khóa Language arts trên trang Khan Academy. Các khóa này sẽ giúp con phát triển kỹ năng đọc cho con. Ngữ pháp cũng rất quan trọng trong việc hình thành kỹ năng đọc. Ở trường con nếu con học ngữ pháp chắc thì đọc cũng sẽ không gặp nhiều khó khăn. Nếu không, bố mẹ co thể hỗ trợ ôn (hoặc thuê người) giúp con phân tích ngữ pháp thông qua bài đọc.
Quan trọng trong kỹ năng đọc là con đọc những gì con thích (extensive reading) + đọc phân tích để hiểu nội dung tỉ mỉ (intensive reading). Để phát triển kỹ năng đọc hiểu sâu, ba mẹ có thể cho con tự mua sách (Vd Toefl Junior có một loạt sách luyện đọc đủ trình độ, chủ đề hàn lâm). Các dạng bài trong những sách này sẽ phát triển kỹ năng đọc cho con. Bên cạnh đó, con nên đọc sách truyện tiếng Anh phù hợp lứa tuổi (đọc mở rộng –extensive reading) để lấy niềm vui, hứng thú khi đọc (vd: Wimpy kids).
Giai đoạn này, bố mẹ nên cho con học phát âm để làm nền tảng cho việc phát triển khả năng nghe và nói. Nếu con yếu nghe, cân nhắc khóa nghe của MoonESL (dạy con kỹ năng note-taking & phương pháp nghe đúng).
Để phát triển kỹ năng viết, cứ đọc & viết bài tóm tắt nội dung đọc là dễ nhất. Sau đó, con tự phát triển ý để nói về suy nghĩ của bản thân về bài đọc. Trẻ đọc nhiều thường viết sẽ tốt hơn.
Đây chính là giai đoạn con có đủ năng lực tự tìm hiểu những chủ đề con thích. Con học cách tìm kiếm Google các bài viết + video liên quan tới chủ đề quan tâm. Ví dụ: con thích chơi games, ok, vậy con tìm các bằng chứng cho mẹ biết games có tác dụng gì bằng cách xem video + đọc các bài báo liên quan, sau đó viết tổng hợp báo cáo lại cho mẹ.
Tốt nhất là con có cơ hội tương tác tiếng Anh thực tế với bạn bè hoặc anh em trong nhà. Nếu bố mẹ đều nuôi dạy con cái theo phương pháp mình nêu trên thì tầm tuổi này các bạn ấy đã thoải mái sử dụng tiếng Anh với nhau rồi.
Nếu không có cơ hội thực tế thì ứng dụng phương pháp tự luyện nói tiếng Anh lưu loát của cô Moon, tự nói ghi âm về các chủ đề con đọc, con nghe mỗi ngày cũng là cách để xây dựng phản xạ nói. Để biết chi tiết, các bạn có thể mua cuốn PHương pháp luyện nói tiếng Anh lưu loát do cô Moon viết, Alpha Books xuất bản.
Nếu con làm được những điều này, việc thi IELTS chỉ là vấn đề làm quen với dạng đề. Khi có thực lực, đi thi sẽ rất dễ dàng và con không cần phải lo lắng nhiều khi sau này phải học ở môi trường nước ngoài nữa.
Quan trọng nhất là rèn cho con thói quen tự học, sự yêu thích môn học vì nó giúp con có nhiều trải nghiệm mới, tự khám phá, tự học những kỹ năng con yêu thích.
P/S: Hôm rồi dạy các cháu cấp 2, cô Moon bảo, học tiếng Anh có nhiều ứng dụng lắm. Sau này các con có để bố mẹ lựa chọn ngành nghề không? Hãy tự tìm hiểu về tính cách của các con = cách vào trang 16personalities.com, làm bài quiz bằng tiếng Anh để xem mình thuộc dạng tính cách gì, phù hợp hơn với ngành nghề nào. Các con rất hào hứng. Nếu TA được sử dụng để phục vụ nhu cầu thực sự, bọn trẻ sẽ chẳng bao giờ ngó lơ.
Bài viết liên quan
Related Posts
Đang cập nhật
Facebook Comments