Cái đầu tiên bạn cần nhớ, IELTS là công cụ, không phải là mục đích để phấn đấu. Nó là sự PHẢN ÁNH của năng lực tiếng Anh. Nên mình phản đối các kiểu học IELTS “mẹo mực”.
GIAI ĐOẠN 1: TRƯỚC TIỂU HỌC
GIAI ĐOẠN 2: TIỂU HỌC
GIAI ĐOẠN 3: TRUNG HỌC
– Academic Listening
– Academic reading
– Speaking
– Academic Writing
Bước cuối cùng: Làm quen dạng bài thi IELTS
Học IELTS từ thuở ấu thơ… (lộ trình tối ưu)
Mục tiêu là giúp trẻ làm quen với tiếng Anh, không “sợ” tiếng Anh. Cho con tiếp xúc với tiếng Anh qua phim hoạt hình, bài hát, đọc sách tiếng Anh cho con… Tương tác bố mẹ và con cái thường là hiệu quả nhất.
Đọc bài:
1. Làm thế nào để con không từ chối tiếng Anh?
2. Ba phương pháp: xem phim, trộn tiếng Anh và tiếng Việt, và đọc sách cùng con:
3. Các bước chọn tài liệu đọc cùng con phù hợp:
4. Cha mẹ đọc sách cùng con như thế nào?
5. Nếu cha mẹ đang phân vân, “phát âm không tốt liệu có nên dạy con tiếng Anh” thì đọc bài này để tăng phần tự tin:
Mục tiêu của giai đoạn này là giúp trẻ làm quen với tiếng Anh hàng ngày (everyday English), tức là có thể xem youtube tiếng Anh, đọc sách tiếng Anh (nếu có thể thì nói tiếng Anh tốt, và viết căn bản). Quan trọng nhất là nghe và đọc, vì đây là đầu vào cơ bản.
Hồi mới qua Mỹ, Quang cho trẻ con làm quen với việc nghe bằng quy tắc: xem TV thì chỉ có tiếng Anh. Trẻ có 2 lựa chọn: xem hoạt hình tiếng Anh hoặc tắt TV.
Mình áp dụng các chiến lược sau: https://moonesl.vn/vai-cach-hoc-tieng-anh-cung-con/
Kỹ năng đọc rất quan trọng, giai đoạn đầu, bố mẹ phải chịu khó đọc sách cùng con, bắt đầu với những cuốn sách gây hứng thú cho trẻ, để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo.
Khi đọc sách, bố mẹ hướng dẫn con cách “decode” từ, giải nghĩa, và phải đảm bảo trải nghiệm đọc sách là thú vị. Hãy chắc chắn là mình làm đúng các bước sau:
Để đảm bảo thành công lâu dài, bạn phải cùng lúc làm được 2 việc:
– Dạy cho con cách đọc tiếng Anh
– Làm cho con thích đọc tiếng Anh (tài liệu phù hợp trình độ, lứa tuổi, sự quan tâm)
Đặt các mục tiêu phấn đấu, ví dụ: mốc 50 cuốn sách, 100 cuốn sách… và khi trẻ đạt được mốc thì cả nhà đi PARTY.
Quy trình đọc thường sẽ từ truyện tranh => sách chapter book đơn giản => sách phức tạp hơn (tiểu thuyết chẳng hạn).
Nhớ là bạn đang nuôi con, không phải dạy gà chọi nên không cần phải ép trẻ đọc những thứ chúng không thích. Việc đọc tiếng Anh và tiếng Việt có thể kết hợp với nhau (ví dụ: con thích đọc sách làm giàu bằng tiếng Việt, sau đó bố mẹ mua tặng con sách về chủ đề tương tự bằng tiếng Anh).
– Các dạng bài test hỗ trợ:
Không gây áp lực, nhưng bố mẹ có thể cho con học TOEFL Primary và đi thi nếu muốn.
Con bé nhà mình (lớp 4) thì mình cho nó học TOEFL Primary định đi thi lấy giải cho trường, nhưng nó bảo học chán. Giờ suốt ngày cày Wimpy kids, thì mình cũng không ép làm gì. Miễn đọc sách là được.
– Học “phonics” hay “đánh vần tiếng Anh”
Nếu trẻ nghe tiếng Anh tốt, học “phonics” là một cầu nối rất hữu ích, nó hỗ trợ cả khả năng nghe – đọc – nói của trẻ. Phương pháp này có nhiều hạn chế, nhưng cũng là một công cụ hết sức hữu ích nếu bạn biết cách tận dụng, hãy đọc thật kỹ bài viết này:
– Tại sao tiếng Anh khó đánh vần: https://moonesl.vn/4-ly-do-tieng-anh-kho-danh-van/
Lưu ý, cách đọc tiếng Anh hiệu quả nhất vẫn là phương pháp “whole word” có nghĩa là nhìn 1 từ và đọc được luôn (phát âm đúng). Cái này cần trẻ kết hợp nghe và đọc nhiều, các phần mềm “phonics” hiện nay làm tương đối tốt việc này.
Tóm lại: mục tiêu của cấp 1 là nghe tốt và đọc sách tiếng Anh “chapter book” đơn giản, đây là mục tiêu vừa sức với hầu hết trẻ em nếu phân bổ phù hợp thời gian TRẢI NGHIỆM TIẾNG ANH.
Mục tiêu là làm vững chắc các kỹ năng tiếng Anh, giúp trẻ bắt đầu làm quen với tiếng Anh học thuật (Academic English). Điều này có nghĩa là, về nghe – nói thì phát âm phải chuẩn; và về đọc – viết thì ngữ pháp phải chuẩn.
Seal năm nay đúng tuổi thì lên lớp 6, Quang mở hẳn 1 lớp IELTS listening chỉ để dạy cho con, kết quả là con không theo được vì thiếu kỹ năng và phương pháp học.
Thằng bé ở Mỹ 2 năm, nói tiếng Anh còn hay và tự nhiên hơn bố (thi thoảng đọc sách cho con, nó còn “chỉnh” cả bố khi đọc đến mấy “natural expression” của tụi teen teen bên Mỹ). Nhưng con chỉ biết hiện tượng, không hiểu bản chất (nền tảng phát âm), nên khi nghe tiếng Anh, nó không bắt từ khóa, không ghi nhớ câu dài được.
Mình kết luận là: muốn Seal phát triển sớm thì phải học phát âm tiếng Anh. Để nói là 1 chuyện, quan trọng nhất là để hiểu về các khía cạnh quan trọng để nghe: từ khóa, giảm âm, nối âm, nuốt âm, intonation, trọng âm…
Nhiều bố mẹ bảo: cháu phát âm tốt lắm, nên không cần học phát âm đâu. Vậy cũng được, nhưng con sẽ mất rất nhiều thời gian để tự tin nghe – nói tiếng Anh:
Mời các bạn đọc bài này: https://moonesl.vn/tre-em-co-can-hoc-phat-am-tieng-anh/
Nhưng Suzie – cô công chúa lớp 4 – thì mình chưa dạy, vì lứa tuổi tiểu học là “chơi với tiếng Anh”, không nên “ép học tiếng Anh”.
Mời các bạn đọc bài này: https://moonesl.vn/tre-nen-hoc-phat-am-tu-khi-nao/
Phát âm tiếng Anh là khởi đầu, tiếp theo, trẻ phải dần làm quen với Academic Listening, Reading, Speaking và Writing.
Đây là lúc trẻ bắt đầu LÀM QUEN VỚI IELTS, nhưng CHƯA CẦN ĐẠT MỤC TIÊU LẤY ĐIỂM, mà là để LẤY KỸ NĂNG HỌC THUẬT trong IELTS.
Seal nghe trong giao tiếp thì tạm ổn, nhưng luôn gặp khó khăn khi nghe câu dài – nghe nửa sau thì quên mất nửa đầu – và khả năng “retain” thông tin rất kém. Và bạn ấy là một ĐIỂN HÌNH của teen khi nghe tiếng Anh.
Tiếng Anh giao tiếp không yêu cầu “lưu trữ” thông tin quá lớn, không có kiến thức phức tạp, không có cấu trúc câu phức tạp. Tiếng Anh học thuật thì khác, do đó, trẻ phải biết cách nghe tiếng Anh:
+ Decode phải tốt
+ Từ vựng, ngữ pháp phải vững vàng
+ Phải biết cách take note/ hiểu cấu trúc bài giảng/ bài nói chuyện
+ Phải có khả năng “ghi nhớ ngắn hạn” tốt khi nghe tiếng Anh…
…
Điểm kết thúc của giai đoạn này là trẻ nghe Ted Talk (không sub) có thể hiểu được gần như 100%.
Khác với đọc truyện, đọc sách, “academic reading” cần nhiều kỹ năng và khả năng phân tích ngữ pháp phức tạp, cách học từ vựng hiệu quả.
Mục tiêu quan trọng nhất là ĐỌC HIỂU, nâng cao vốn ngữ pháp và vốn từ vựng (academic) cho người học. Ngoài ra, trẻ nâng cao các kỹ năng đọc cơ bản như “scanning” và “skimming”.
Vì tương đối khó kiếm tài liệu “academic” phù hợp với sở thích của trẻ (nếu bố mẹ kiếm được cho con đọc thì tuyệt), nên cứ tập các kỹ năng qua các bài đọc IELTS cũng là một giải pháp không tệ.
…
Điểm kết thúc của giai đoạn này là trẻ có thể đọc 1 bài IELTS và hiểu 100%, không gặp cấu trúc ngữ pháp mà con không hiểu; cũng như về cơ bản không gặp từ mới, hoặc nếu gặp cũng biết cách xử lý để hiểu nghĩa.
Kỹ năng “academic speaking” chỉ khác với nói bình thường ở 1 chỗ: khả năng nói liên tục về một vấn đề tương đối phức tạp.
Để đạt được kỹ năng này, trẻ nên có:
– Khả năng phát âm rõ ràng
– Kiến thức nền tảng về chủ đề thuyết trình
– Khả năng tự học, tự tìm kiếm thông tin nếu gặp chủ đề mới
– Khả năng phát triển ý và liên kết ý (tư duy logic)
– Khả năng nói liên tục không ngăc ngứ (thuyết trình)
…
Tóm lại là cần phát âm tốt + từ vựng tốt + ngữ pháp tốt + tư duy tốt + kiến thức tốt + khả năng tự học tốt.
Trong đó, khả năng tự học đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Về cách làm thế nào để nói lưu loát, hãy tìm mua cuốn sách này:
– Phương pháp luyện nói lưu loát: https://tiki.vn/phuong-phap-luyen-noi-tieng-anh-luu-loat…
Cũng giống như kỹ năng nói, người viết tốt cần có ý tưởng + từ vựng + ngữ pháp + khả năng sắp xếp ý tưởng + tư duy…
Tin tốt là khi con bạn đã đọc đủ nhiều, thường thì chúng sẽ có kiến thức, khả năng lập luận và khả năng tư duy.
Sai lầm của rất nhiều người học khi luyện Writing là muốn mọi thứ phải “chuẩn chỉnh” ngay từ đầu, lưu ý, writing thật ra bao gồm rất nhiều kỹ năng khác nhau và phải phát triển theo từng bước.
Ví dụ, đầu tiên, phải khuyến khích trẻ viết được xuống ý tưởng của mình, hoặc “tổng hợp” ý tưởng từ một bài nghe hay đọc.
Bước 1 có thể yêu cầu trẻ đọc tài liệu, sau đó nói lại (thường thì nói sẽ dễ hơn viết)
Bước 2, có thể yêu cầu trẻ nghe lại bài nói của mình rồi viết lại.
Như vậy, bạn đã có 1 bài “writing” đầu tiên. Khi “writing” mà trẻ bí từ, có thể dùng tạm tiếng mẹ đẻ, để tăng cường khả năng phát triển ý. Viết ra thì dài, nhưng đừng quá xét nét lỗi từ vựng, ngữ pháp,… từ khi trẻ mới tập, mà quan trọng là phải giúp bé cảm thấy thoải mái khi viết đã.
Cái này mình không phải chuyên gia, nên không chém gió nhiều
…
Tóm lại, mục tiêu sau cùng của giai đoạn này là trẻ thoải mái viết 1 bài luận để thể hiện quan điểm của mình về 1 vấn đề trẻ quan tâm (ví dụ: trẻ có nên chơi game không?). Quan trọng nhất là khả năng tự học (tự tìm thông tin qua đọc và nghe), cách phát triển ý tưởng, từ vựng chính xác và ngữ pháp chỉn chu.
Đây là bước cuối cùng, thường không tốn nhiều thời gian.
Quy trình rất đơn giản: mua 17 cuốn IELTS Cambridge về, mỗi ngày làm 1 bài (hết 17*4 = 68 ngày – khoảng 3 tháng).
***
Đi thi dưới 8.0 thì cứ coi là Quang không biết gì về tiếng Anh mà còn đi tư vấn linh tinh!
P.S. Giai đoạn academic learning thì có thể các bạn sẽ cần sự hỗ trợ của giáo viên.
Các bước trước đó thì có thể “homeschool” được.
Tác giả: Quang Nguyễn
Bài viết liên quan
Related Posts
Đang cập nhật
Facebook Comments