Video cô Moon Nguyễn hướng dẫn kỹ năng lắng nghe chủ động trong giao tiếp
Khi nghe đối tác nói tiếng Anh trong các cuộc trò chuyện, phần lớn các bạn học viên mình quan sát được có một biểu hiện chung: IM LẶNG. Có lẽ đó là cách chúng ta thể hiện sự lắng nghe. Tuy vậy, đó lại không phải cách mà người Mỹ lắng nghe chủ động. Hãy học cách để họ biết bạn đang lắng nghe bằng các hành động sau:
1. Cho người ta biết bạn đang lắng nghe.
Biểu cảm của bạn rất quan trọng. Hãy gật gù hoặc phát ra một số âm thanh như “Uh huh” hoặc “Yes/yeap..”. Nếu bạn đồng ý, có thể chêm vào một số từ như:
Exactly/ Absolutely/Definitly/That’s so right…
Những từ này sẽ tạo hứng thú và người nghe sẽ hiểu là bạn đang rất hứng thú lắng nghe họ.
2. Tóm tắt hoặc xác nhận lại những gì bạn vừa nghe được.
Ví dụ khi người ta kể chuyện sáng nay đi làm bị hỏng xe tới muộn. Nếu bạn không nghe rõ hoặc không chắc, bạn nên hỏi lại thông tin nhé, ví dụ:
– Do you mean that…? (Ý của anh có phải là…?)
– Can you please speak more slowly/repeat? (Anh có thể nói chậm hơn/nhắc lại?)
– Let me make sure I get/have that right. So you mean that…. (Để xem tôi có hiểu đúng ý anh không nhé. Vậy ý anh là …).
3. Phản ứng với những gì nghe được
Khi đã nghe được thông tin, bạn cần phản ứng với những gì nghe được. Phần lớn chúng ta bỏ qua bước này vì nhiều lý do khác nhau, có thể:
+ Bạn không nghe hiểu tốt nên quyết định vờ như hiểu rồi & im lặng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng tới hiệu quả cuộc giao tiếp. Cho nên nếu không hiểu/không chắc thì nhất định phải hỏi lại cho rõ ràng.
+ Bạn không thực sự quan tâm tới những gì họ nói. Bạn chỉ muốn nói về mình. Điều này nên tránh, trong bất kỳ ngôn ngữ nào, không chỉ tiếng Anh.
Do đó, bạn cần:
+ Đưa ra những câu phản ứng với thông tin.
Ví dụ:
Nếu là tin xấu, không vui:
– That sounds bad / I’m so sorry to hear that.
Nếu là tin vui: I’m so happy for you/ That sounds wonderful/great.
Congratulations (chúc mừng anh)
+ Đặt câu hỏi follow up.
Ví dụ, nếu người ta kể chuyện là người ta chuẩn bị nghỉ việc. Bạn có thể hỏi thêm “Anh có kế hoạch gì sau khi nghỉ không?”. Ví dụ như vậy, để người ta hiểu bạn đang lắng nghe chủ động.
Trong bất kỳ cuộc giao tiếp, việc lắng nghe chủ động là cần thiết. Nó không chỉ thể hiện bạn quan tâm tới người khác, nâng cao hiệu quả giao tiếp, mà còn giúp bạn TẬP TRUNG TỐT HƠN NHIỀU khi nghe tiếng Anh.
Tác giả: Cô Moon Nguyễn
Fanpage: MoonESL – phát âm tiếng Anh
Khóa học: Phát âm tiếng Anh – nói tự nhiên
Khóa học: Phương pháp luyện nghe sâu tiếng Anh