Phát âm tiếng Anh giống bản xứ (native like) là một mục tiêu gần như bất khả thi với phần lớn người học. Cái bạn cần là một thứ khác: “intellibility” – nói dễ hiểu.
Bài viết này Quang giúp bạn hiểu thế nào là phát âm tiếng Anh “được” và chỉ ra một số lỗi phát âm nghiêm trọng ảnh hưởng tới tính dễ hiểu khi bạn nói tiếng Anh. Hy vọng từ đó bạn có định hướng học phát âm tiếng Anh hiệu quả.
1. Phát âm tiếng Anh thế nào thì “được”?
“World Englishes” có nghĩa là tiếng Anh thuộc về người sử dụng nó, với hơn 90% không phải người bản ngữ. Vì thế, phát âm tiếng Anh đặc biệt quan trọng vì phát âm sai thì nghe không chắc và nói không tự tin.
Vậy phát âm thế nào là “được”? Nếu bạn học những phần mềm phát âm như ELSA, bạn sẽ được hướng dẫn cách điều chỉnh “accentedness” để phát âm từ khóa rõ như người bản xứ. Nhưng vấn đề không đơn giản như vậy…
Phát âm giống bản xứ (native like) là một mục tiêu gần như bất khả thi với phần lớn người học. Do đó, sửa “accent” cho thật giống bản xứ thường không phải mục tiêu chính của hầu hết các chương trình. Cái bạn cần là một thứ khác: “intellibility” – nói dễ hiểu.
Dễ hiểu có nghĩa là khi bạn nói, người ta muốn thì có thể chép ra lại lời của bạn được. Bây giờ, với công nghệ ASR (nhận diện giọng nói), bạn có thể dễ dàng kiểm tra phát âm của mình. Nếu bạn nói để phần mềm nhận diện được, khả năng cao là người bản xứ cũng hiểu bạn.
Cô Moon hướng dẫn cách đọc nhận diện giọng nói
2. Một số lỗi phát âm nghiêm trọng
Một số lỗi phát âm sẽ không phải vấn đề lớn lắm, đặc biệt nếu cách bạn phát âm “sai” lại là lỗi sai phổ biến. Ví dụ, nếu bạn phát âm “Asia” /ˈeɪʒə/ thành “ây-zờ” hoặc “ây-zi-ờ” thì khả năng cao là người bản ngữ (cũng như ASR) có thể nhận diện được từ bạn đọc là gì. Tương tự với lỗi trọng âm, nếu đọc “INnocent” thành “inNOcent” thì người nghe có lẽ vẫn luận ra được.
Tuy nhiên, một số lỗi khác thì nghiêm trọng hơn và khiến người nghe gặp rất nhiều khó khăn. Những lỗi này, buồn thay, hầu hết người học thường không ý thức được.
1. Phát âm sai (nguyên/phụ âm)
Nuốt phụ âm: light phát âm thành “lie”
Nuốt âm tiết: innovative phát âm thành “inno-tive”
Phát âm sai cụm phụ âm: sport phát âm thành “sơ-po-tơ”, phát âm sai âm “sp—“
Thay thế nguyên âm: “horse” phát âm thành “house” hoặc “hose”.
Thay thế phụ âm: “cash” phát âm sai thành “cat”
[/vc_column_text][/vc_column][/vc_row]
2. Những yếu tố ngữ điệu (prosody)
Nói nhanh (pace): Tốc độ nói tối ưu của người không bản ngữ khoảng 80-90% tốc độ nói của người bản ngữ. Nếu bạn nói còn nhanh hơn người bản ngữ, khả năng là người ta sẽ rất khó hiểu bạn nói gì.
Sai trọng âm: Lỗi kinh điển của người VN là nhấn vào tất cả các âm tiết… như nhau
Hạ tông giọng: Người Mỹ hạ tông giọng rất nhiều khi nói, nhưng nếu bạn bắt chước mà không hiểu bản chất thì sẽ là… khó hiểu.
Không nhấn “prominence”: Mỗi cụm (thought group, run of speech) có một hoặc 2 từ được làm rõ. Hầu hết người học không nghiên cứu phát âm sẽ mắc lỗi này.
Không đúng “rhythm”: lỗi không nhấn rõ từ khóa và giảm nhẹ từ không nhấn.
3. Tính lưu loát
Tốc độ nói (articulation rate): Cái này hơi khác với “pace” ở trên một chút. “Pace” là tốc độ nói chung cả bài, còn “articulation rate” là tốc độ bạn nói một cụm liên tục – nôm na là khả năng di chuyển miệng dẻo và liên tục khi nói.
Số “silent pause”: Bạn có thể tự ghi âm và đếm số lần ngừng nói của mình bằng cách nhìn vào sóng âm. Thời gian và số lần ngừng nói càng lâu thì nghe càng khó. Đừng tưởng nói tiếng Anh chậm là dễ nghe nữa nhé!
Ngừng sai chỗ: Lỗi kinh điển của người học tiếng Anh ở Việt Nam. Khi nói, sống chết gì cũng phải hết 1 ý thì mới được ngừng, ví dụ: “She’s pretty… horrible”
Độ dài của một cụm (MLR): “Mean length of run” đóng vai trò quan trọng nhất trong nói lưu loát. Nôm na thì mỗi lần mở miệng bạn nói liên tục từ 7-12 từ, hoặc 10-15 âm tiết là ổn. Những người có MLR thấp đều thuộc hàng… khó nghe.
Còn vài điều nữa muốn chia sẻ về cách sử dụng nhận diện giọng nói (ASR), nhưng bài dài quá rồi, hẹn bạn ở những bài viết sau nhé!
Tác giả: Quang Nguyễn