Nối âm là một trong những nội dung quan trọng của phát âm tiếng Anh. Trong nói Anh Mỹ, độ trôi chảy của ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nối âm lại là nội dung lạ lẫm với hầu hết người Việt Nam do không có âm cuối (ending sound).
Nối âm là một trong những nội dung quan trọng của phát âm tiếng Anh. Trong nói Anh Mỹ, độ trôi chảy của ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, nối âm lại là nội dung lạ lẫm với hầu hết người Việt Nam do không có âm cuối (ending sound).
Âm cuối trong tiếng Anh đóng vai trò vô cùng quan trọng, ví dụ: nice – nine – night đều có âm /nai/ nhưng ta dựa vào âm cuối lần lượt là /s/, /n/, /t/ để phân biệt từ cần nói đến là từ gì. Chính ending sound đó đã dẫn đến một hiện tượng trong tiếng anh đó là hiện tượng nối âm.
1. Nối phụ âm đứng trước với nguyên âm đứng sau:
Về nguyên tắc, khi có một phụ âm đứng trước một nguyên âm, đọc nối phụ âm với nguyên âm.
– Ví dụ:
+ “mark up”, bạn đọc liền chứ không tách rời 2 từ (/mar_kʌp/);
+ “leave (it)” đọc là /li-v-it/;
+ “Middle (East)”, /mi-dl-ist/
+ Đối với những cụm từ viết tắt, ví dụ “LA” (Los Angeles) phải đọc là /el-lei/; “MA” (Master of Arts), /em-mei/…
Lưu ý: khi một phụ âm vô thanh đứng trước nguyên âm, trước khi bạn nối với nguyên âm, bạn phải chuyển phụ âm đó sang phụ âm hữu thanh tương ứng. Ví dụ “laugh” được phát âm là /f/ tận cùng, nhưng nếu bạn dùng trong một cụm từ, ví dụ “laugh at someone”, bạn phải chuyển âm /f/ thành/v/ và đọc là /la:v væt/.
2. Nối nguyên âm đứng trước với nguyên âm đứng sau:
Về nguyên tắc, bạn sẽ thêm một phụ âm vào giữa 2 nguyên âm để nối. Có 2 quy tắc để thêm phụ âm như sau:
– Đối với nguyên âm tròn môi (khi phát âm, môi bạn nhìn giống hình chữ “o”, ví dụ:“ou”, “u”, “au”,… khi nói nhanh, một cách tự nhiên sẽ cảm thấy có phụ âm “w” ở giữa. Ví dụ “do it” sẽ giống như /du wit/.
Ví dụ: too often—too-w-often; who is—who-w-is; so I—/sou-wai/.
– Đối với nguyên âm dài môi (khi phát âm, môi bạn kéo dài sang 2 bên) ví dụ: /ai/, /i/, /ei/,… đi kèm với một nguyên âm ngay sau, một cách tự nhiên sẽ có âm /j/ (cách ký hiệu khác /y/) được chèn vào giữa. Ví dụ: “I ask” sẽ được đọc là /ai ya:sk/.
3. Nối phụ âm đứng trước với phụ âm đứng sau
Phụ âm đứng trước phụ âm: Về nguyên tắc, khi có 2 hay nhiều hơn phụ âm cùng nhóm đứng gần nhau, thì chỉ đọc 1 phụ âm mà thôi. Khi chữ trước kết thúc bằng phụ âm có cách phát âm giống hoặc tương tự phụ âm bắt đầu chữ sau, ta chỉ đọc phụ âm bắt đầu chữ sau thôi.
Ví dụ: “meet them” sẽ được đọc là /mi-them/; “got to” hay gotta, đọc là /ˈgɑː.t ̬ə/.
4. Các trường hợp biến âm
– Âm /s/ + /y/ = /ʃ/, ví dụ: what’s your name => what’-sher-name
– Âm /z/ + /y/ = /ʒ/
– Âm /t/+ /y/ = /tʃ/
Ví dụ: not yet [‘not- tʃet]; what (are) you doing => whatcha doing?
– Âm /d/ + /j/ = /dʒ/
What did you do? => what did-dʒu do?
– “Him, her, them” trong một số trường hợp thực tế, âm “h” bị nuốt, ví dụ:
Ví dụ: I love her => I lover
BÌNH LUẬN
Học nối âm (connected speech) chủ yếu là để nghe tiếng Anh cho tốt. Còn để nói, trước hết cần phải làm chủ được trọng âm, giai điệu – nói cho rõ đã; còn nối âm là thứ yếu.
Mà thật ra, nghe nhiều, giao tiếp nhiều, tiếng Anh sẽ ngấm vào thôi, và rồi bạn sẽ nói “connected speech” trong một thời gian rất ngắn.
Tác giả: Thầy Quang Nguyễn
Fanpage: MoonESL – phát âm tiếng Anh
Khóa học: Phát âm tiếng Anh – nói tự nhiên
Khóa học: Phương pháp luyện nghe sâu tiếng Anh