Học từ vựng qua nghe tiếng Anh là một phương pháp học vô cùng hiệu quả.
A. Các dạng từ mới
Khi gặp từ mới trong tiếng Anh, không phải là bạn cắm đầu cắm cổ cố học cho thuộc. Đầu tiên là xem từ mới thuộc dạng nào:
1. Từ mới bạn gặp lần đầu trong đời (mới hoàn toàn)
2. Từ bạn đã biết, nhưng có nghĩa mới khi đặt trong bối cảnh/cụm (ví dụ: turn the corner: khởi sắc)
3. Từ bạn đã biết, nhưng lớp nghĩa mới (ví dụ: play (v) thì bạn biết là chơi, nhưng “play” 👎 là vở kịch thì bạn không biết)
4. Từ bạn biết về nghĩa, nhưng nghe không được (“crime” nghe thành “calm”)
5. Từ bạn biết nghĩa, nhưng phát âm sai nên nghe không nhận diện được.
6. Từ/cụm từ bạn biết nhưng không nghe được do giảm âm, nối âm, nuốt âm, biến âm…
1. Đối với từ bạn gặp lần đầu trong đời
Đừng vội cố học thuộc từ. Hãy xem từ vựng này có phải từ thường gặp không, có thường gặp không. Bạn có thể ghi lại vào 1 cuốn sổ từ, và tiếp tục đọc/nghe tiếng Anh.
Nếu từ là phổ biến, chắc chắn bạn sẽ gặp lại nó lần thứ 2, thứ 3, và đó là lúc bạn có thể bắt đầu cố ghi nhớ ngữ nghĩa và cách sử dụng từ vựng này.
Phương pháp học từ mới này loại trừ những từ hiếm, từ chuyên ngành (nằm ngoài lĩnh vực quan tâm), và giúp ghi nhớ lâu hơn do từ vựng gắn liền với ít nhất 3 bối cảnh khác nhau, giúp bạn dễ liên tưởng nghĩa hơn.
2. Từ bạn biết, nhưng có nghĩa mới trong bối cảnh
Thường thấy là các “phrasal verbs” (ví dụ: look up the dictionary) hoặc “compound words” (ví dụ: hotdog). Cách tiếp cận với những từ/cụm từ này tương đối giống với từ mới hoàn toàn, nhưng bạn có thể “lựa chọn” cố ghi nhớ ngay lần đầu.
Lý do là việc cố gắng ghi nhớ từ dạng này có thể dễ dàng hơn so với từ mới hoàn toàn, do nó có yếu tố “quen thuộc”. Ví dụ, liên hệ món “chó thui” (hotdog) với cái “xúc xích” chẳng hạn.
3. Từ không mới, mà nghĩa mới
Ví dụ, ai cũng biết “sentence” là câu, nhưng không phải ai cũng biết “a life sentence” là “tù chung thân”. Vì đây là từ quen thuộc, bạn có thể cố gắng ghi nhớ nghĩa mới dựa vào việc ghi nhớ “bối cảnh” mà bạn gặp từ.
4. Từ bạn biết nghĩa, nhưng không quen với cách phát âm
Ví dụ, khi lần đầu nghe từ “dance” trong tiếng Anh – Anh, mình nghe thành “Dons” do không quen thuộc với cách phát âm. Trường hợp này bạn phải nghe đi nghe lại, cảm nhận âm và cách phát âm của từ.
Bạn nên lên trang youglish để nghe cách nhiều người khác phát âm từ đó (theo chất giọng Anh Anh chẳng hạn) để nghe nhiều người nói từ này và chắc chắn rằng nguồn tài liệu nghe của bạn phát âm chính xác.
Tự đọc từ mới vào speech-to-text theo cách bạn nghe được để “khớp” cách phát âm mới.
5. Từ bạn phát âm sai nên nghe không ra
Khác với trường hợp ở trên là bạn biết phát âm, nhưng nghe vẫn không được, trường hợp này là bạn phát âm sai nên nghe sai. Quy trình vẫn như trước: kiểm tra youglish, từ điển, và đọc vào speech-to-text.
Khác biệt là bạn cần phải đặc biệt chú ý học cách phát âm đúng của từ sau khi phát hiện mình phát âm sai.
6. Không nghe được do giảm âm, nối âm, nuốt âm
Các trường hợp này rất phổ biến, có 2 chiến lược:
– Nếu không hiểu rõ về phát âm: bạn có thể học thuộc cách phát âm cả cụm với “hy vọng” lần sau nghe lại sẽ nhận diện được
– Nếu đã học phát âm (đặc biệt là ở MoonESL): Hãy phân tích xem tại sao mình không nghe được, họ giảm âm thế nào, nối âm thế nào, tự rút kinh nghiệm. Đọc vào “speech-to-text” theo cách giảm âm – nối âm – nuốt âm xem máy có nhận diện được không. Nếu được, bạn sẽ nhớ rất lâu.
***
Lưu ý: Mọi hoạt động học từ mới đều phải gắn liền với bối cảnh (context) nơi bạn học từ mới.Luyện nghe tiếng Anh là một cơ hội quý giá để học từ vựng mới.
Dưới đây là các bước để luyện nghe khi gặp 1 trong 6 dạng từ mới ở trên:
B. Các bước thực hiện khi gặp từ mới
Bước 1: Nghe và lưu lại IPA
Tiếng Anh có rất nhiều âm mà tiếng Việt không có, do đó, học bảng phiên âm tiếng Anh IPA rất quan trọng khi bạn nghe tiếng Anh.
Với những từ bạn nghe không ra, hãy coi đó là một từ vựng mới mà bạn cần phải học. Khi nghe, bạn hãy ghi lại IPA (hoặc Việt hóa kiểu: Pơ-chờs (purchase) cũng được) âm thanh mà mình nghe được. Điều này giúp bạn khi nghe lại cùng transcript, kiểm tra phát âm xem mình có thể TIN đôi tai của mình lần sau không.
Bước 2: Thử đọc lại vào speech-to-text
Nếu bạn chưa biết cách, hãy xem hướng dẫn cách tự kiểm tra phát âm tiếng Anh ở đây
Nhìn vào IPA bạn vừa ghi xuống, hoặc nghe và cố gắng bắt chước lại điều bạn vừa nghe được vào speech-to-text. Nếu tai bạn chuẩn, miệng bạn phát âm tốt, chắc chắn từ vựng mới sẽ hiện ra.
Cảm giác phát hiện được 1 từ mới kiểu này rất chi là thú vị. Bạn có thể tiếp tục Google nghĩa của từ mới hiện ra để xem nghĩa nếu nó là từ mới hoàn toàn. Chúc mừng bạn đã học được thêm một từ vựng mới khi nghe tiếng Anh.
Bước 3: Sau khi có transcript
Nghe lại, đối chiếu IPA của từ bạn chưa nghe được với IPA của từ đúng xem mình nghe sai ở đâu. Hay tại người ta nói có “accent”?
Báo cáo” (reflect) lại lý do tại sao mình nghe không được, do từ mới, do nối âm , giảm âm (reduction), nuốt âm, hay do mình phát âm sai từ đó từ đầu nên không nghe được?
Đọc từ mới vào “speech-to-text” để xem máy có nhận diện được không. Cần nhớ, nếu bạn nói được, khả năng là nghe cũng sẽ OK hơn nhiều.
Sau đó, bạn phải ghi từ mới xuống vở của mình. Cái này KHÔNG phải để bạn thi thoảng lại “giở” lại vở để xem, mà đơn giản là mỗi lần ghi xuống là 1 lần bạn phải nhớ từ đó.
Nếu bạn phải ghi 1 từ xuống vở 3 lần, khả năng là bạn sẽ nghe và hiểu từ đó vào lần thứ 4.
Do đó, khi nghe tiếng Anh, các bạn luôn phải có:
– Báo cáo lần đầu (IPA) về những từ nghe không ra
– Thử nghiệm phát âm (speech-to-text)
– Review lại lý do mình nghe không được
– Học cách phát âm của từ bằng cách đọc vào speech-to-text
– Ghi từ xuống vở (kèm IPA)
Cuối các bài nghe, các bạn có thể luyện “shadowing” đúng cách. Những bạn tự học phát âm tiếng Anh thì thường “shadowing” sai cách nên bị hụt hơi, nuốt âm, phát âm sai, càng cố thì càng hỏng nên dễ nản.
Những bạn đã học phát âm tiếng Anh tại MoonESL rồi thì sẽ biết cách luyện tập cho chuẩn. Do đó, mình luôn yêu cầu học viên lớp nghe phải học phát âm trước đã, dạy cho dễ và tiến bộ nhanh.
Khóa học “phương pháp luyện nghe sâu tiếng Anh”.
Tác giả: Thầy Quang Nguyễn
Fanpage: MoonESL – phát âm tiếng Anh
Khóa học: Phát âm tiếng Anh – nói tự nhiên
Khóa học: Phương pháp luyện nghe sâu tiếng Anh