Rhythm tiếng Anh là “âm nhạc của ngôn ngữ” Đã bao giờ bạn nói chuyện với người nước ngoài và cảm thấy tiếng Anh của mình nghe “cứng” và không tự nhiên? Nghe người nước ngoài nói thì thấy tự nhiên và mềm mại, và cảm thấy mình không thể “bắt chước” được. Nếu câu trả lời là “có”, bạn phải đọc bài viết này. Trong bài viết, Quang sẽ chia sẻ với các bạn sự khác biệt rất lớn giữa “cách nói” của người Mỹ và người Việt Nam. Để dễ tưởng tượng, hãy bắt đầu từ từ vựng. Cách “phát âm” một từ tiếng Anh khác hẳn 1 từ tiếng Việt bạn ạ: (res-pon-si-bi-li-ty) (trách nhiệm) (res-PON-si-BI-li-ty) (TRÁCH NHIỆM) (res-PON-si-BI-li-ty) (TRÁCH NHIỆM) (res-PON-si-BI-li-ty) (TRÁCH NHIỆM) Đó là chỉ phát âm 1 từ thôi nhé. Khi nói cả câu, sự khác biệt sẽ lớn hơn nhiều.
Ít người biết sự khác biệt giữa cách nói của 2 ngôn ngữ, nên quen miệng nói “tiếng Anh” theo kiểu “Việt Nam” (gọi là Ving-lish), nghe lúc nào cũng “sai sai”. Đầu tiên, bạn phải nhớ, tiếng Anh và tiếng Việt có 2 loại “âm nhạc” khác nhau, giống như khi bạn nghe cải lương với nhạc trẻ ấy. Và để nói cho chuẩn, bạn phải hiểu được về “âm nhạc này” – thuật ngữ gọi âm nhạc này là “Rhythm” Khi nghe người bản xứ nói tiếng Anh, bạn cảm thấy họ “lên trầm xuống bổng” – đó chính là một dạng “âm nhạc” của ngôn ngữ. Chúng ta đã đọc về sự khác biệt của “âm nhạc” khi phát âm từ tiếng Anh và tiếng Việt ở trên. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn mang “âm nhạc” của tiếng Việt vào nói tiếng Anh? Hãy cùng xem ví dụ sau nhé: Bạn có cảm nhận được sự khác biệt? Bây giờ, hãy cùng nhau đi vào chi tiết hơn. “Rhythm” là giai điệu (âm nhạc) của ngôn ngữ được tạo ra do sự kết hợp giữa âm tiết được nhấn và không được nhấn trong câu, cùng với với các chỗ dừng nghỉ. Khi nói tiếng Việt, bạn có nói theo cụm không? Có! Ví dụ: “Đi đâu đấy?”, “Ra ngoài này một chút”, “đi giày vào”, “trời lạnh đấy”… Chúng ta KHÔNG NÓI TỪNG TỪ MỘT trong tiếng Việt. Nhưng khi học ngoại ngữ, rất nhiều người có thói quen nói từng từ một, nên nghe rất “khô”. Bạn cần nhớ, nói theo cụm là một đặc thù cơ bản của “âm nhạc của ngôn ngữ”. Khi nói bất kỳ ngôn ngữ nào, chúng ta thường không “ghép” từng từ lẻ lại với nhau, mà nói thành một cụm. Khi bạn thay đổi cách nói theo cụm thay vì nói từng từ một, chắc chắn, tiếng Anh của bạn sẽ tự nhiên hơn rất nhiều. I go to the supermarket with my mother Đừng nói thế này: I/ go/ to/ the/ supermarket/ with/ my/ mother Không có quy định nào về việc 1 cụm “thought group” nên dài bao nhiêu. Nếu bạn mới học nói tiếng Anh, bạn nên sử dụng những “thought group” ngắn; còn nếu bạn giỏi rồi thì nên nói những cụm dài hơn, nghe sẽ tự nhiên hơn. Ở Mỹ thì trẻ con hay nói cụm ngắn, còn người lớn thì nói cụm dài hơn. Trong một số trường hợp, ngắt sai thought group có thể thay đổi nghĩa của câu: A woman without her man/ is nothing A woman/ without her/ man is nothing Câu ở trên nghĩa là: phụ nữ mà không có đàn ông chả là gì. Câu ở dưới nghĩa là: đàn ông mà không có phụ nữ thì chả là gì. Vậy, làm thế nào bạn có thể “nói theo cụm” một cách tự nhiên? Bạn cần phải nhấn vào một số từ, và không nhấn vào những từ khác. Trong tiếng Việt, chúng ta nhấn vào tất cả các từ. Nhưng trong tiếng Anh, bạn chỉ cần làm rõ một số từ được nhấn trong câu. Hãy so sánh 2 ngôn ngữ: Trong khi tiếng Việt nhấn tất cả các từ, câu tiếng Anh chỉ nhấn vào 4 từ là: “learning”, “English” “many” và “years“. Trong những từ được nhấn, người ta cũng không nhấn vào tất cả các âm tiết, mà chỉ nhấn vào trọng âm của từ (phần bôi đậm). Sự kết hợp giữa các âm “nhấn” và “không nhấn” giống như những nốt cao và nốt trầm trong âm nhạc, tạo ra tính nhạc của ngôn ngữ (rhythm). I look at her Ví dụ: Câu sẽ rất khó phán đoán. Bạn có thể sử dụng phép thử này để xác định 1 từ bằng cách này. Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nhấn “trọng âm câu” không đúng? Hãy xem đoạn hội thoại: How old are you? I’m fine, thanks Tại sao lại thế, các bạn hãy xem video này nhé.
Nếu bạn học âm nhạc, bạn sẽ biết bên cạnh các nốt cao và thấp, còn có “độ dài” của các nốt nữa. Trong khi tiếng Việt có độ dài của các âm gần như bằng nhau, thì tiếng Anh có những âm tiết được kéo dài hơn những âm tiết còn lại rất nhiều: Hãy so sánh 2 ngôn ngữ: Bạn có để ý không? Trong tiếng Việt, thời gian nói mỗi âm là tương đương nhau, không có sự khác biệt giữa thời gian nói “tôi”, “đã” hoặc “học”… Trong tiếng Anh, các từ như “I”, “have”, “been” được đọc rất nhanh và lướt. Trong khi đó các âm “learn—“, “Eng—“, “ma—-” và “years” được nhấn rất rõ và dài. Stress-timed language Tiếng Anh là ngôn ngữ “stress-timed”, có nghĩa là thời gian nói 1 câu của bạn về cơ bản là bằng với thời gian bạn nói những âm tiết được nhấn trong câu. Những âm tiết không được nhấn sẽ tốn rất ít thời gian. Hãy so sánh: Mặc dù câu đằng trước có 4 âm tiết, câu đằng sau có 11 âm tiết, nhưng thời gian đọc lại rất giống nhau (xem hướng dẫn của cô Moon ở video dưới). Trong tiếng Anh, độ dài của câu không được quyết định bởi câu có bao nhiêu âm tiết, mà được quyết định bởi số âm tiết được nhấn trong câu. Bạn có thấy thời gian đọc của 2 câu giống nhau không? Tương tự: He’ll visit the department tomorrow; và Fish can’t fly Khi nói có độ dài tương đương nhau đấy. Bạn hãy thử tự đọc xem nhé. Bạn thấy không, nói tiếng Anh “hay” không chỉ là “nghe hay hay”, mà còn là nói đúng cách và rõ ràng. Khi bạn nói đúng “rhythm”, có nghĩa bạn phải: Khi nói đúng “rhythm” như vậy, đương nhiên là bạn sẽ nói rõ ràng hơn, dễ hiểu hơn, và tự nhiên hơn. “Save the best for last” – “giữ điều tuyệt vời nhất cho đoạn cuối cùng”, hãy cùng xem video hướng dẫn cực hay và hữu ích của cô Moon – thủ khoa thạc sĩ Ngôn ngữ học Ứng dụng tại Mỹ, để học cách nói tiếng Anh “nhấn nhá” chuẩn nhé. Hy vọng bạn sẽ có thể thay đổi tiếng Anh của mình sau khi đọc bài viết vô cùng hữu ích này. Nếu có khó khăn, hãy hỏi Quang bằng cách comment ở dưới nhé (có phần comment facebook), còn nếu bạn muốn hiểu thật sâu về lĩnh vực này trong một thời gian ngắn, hãy học phát âm tiếng Anh cùng chuyên gia nhé. Hàng ngàn người đã thay đổi chỉ sau 2 tháng, hãy click vào đây Đây là tài liệu độc quyền của MoonESL cho khóa học Phương pháp luyện nghe sâu. Mọi hành vi sao chép không được sự cho phép của MoonESL đều vi phạm pháp luật về bản quyền.Tại sao bạn thấy không thoải mái khi nói chuyện với “tây”?
Tiếng Anh
Tiếng Việt
Âm tiết
Đa âm tiết
Đơn âm tiết
m tiết được nhấn
Có nhiều âm tiết không được nhấn
Nhấn vào tất cả các từ (âm tiết)
Trọng âm chính/phụ
Có trọng âm chính, trọng âm phụ
Không có trọng âm phụ
Dấu
Không có dấu
có dấu (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, không)
Rhythm – “Âm nhạc” của ngôn ngữ
I have been learning English for many years
Nói kiểu “Việt Nam”
Nói kiểu “tiếng Anh”
“Rhythm” là gì?
Các nguyên tắc của “rhythm”
1. Nói theo cụm (thought group, speak in “chunk of words”)
Một cụm nên dài bao nhiêu?
Ngắt sai cụm thì sao?
2. Nhấn vào từ mang nghĩa (trọng âm câu)
Tôi đã học tiếng Anh rất nhiều năm
I have been learning English for many years
3. Tốc độ nói tiếng Anh
Tôi đã học tiếng Anh rất nhiều năm
I have been learning English for many years
…learn…. Eng…. ma….. years
I have been learning English for many years
Kết luận
Tác giả: Thầy Quang Nguyễn
Fanpage: MoonESL – phát âm tiếng Anh
Khóa học: Phát âm tiếng Anh – nói tự nhiên
Khóa học: Phương pháp luyện nghe sâu tiếng Anh
[/vc_column_text]